Vay tiền không trả bị tội gì, bị xử lý ra sao?

Vay tiền không trả bị tội gì là thắc mắc của rất nhiều anh em không có tiền để trả nợ khi đã đáo hạn. Trên thực tế thì việc vay tiền ra sao, chính sách xử phạt như thế nào đã được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng và nghiêm minh.

Cùng tìm hiểu vay tiền không trả bị tội gì

Nguyên tắc vay tiền phạt trả đã được quy định trong văn bản pháp luật

Vay tiền phải trả là điều bạn cần ghi nhớ nếu muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người đã từng cho mình vay tiền. Nguyên tắc này đã được đưa vào Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, quan hệ giữa người vay và người cho vay sẽ được thiết lập dựa trên hợp đồng vay tiền có chữ ký của hai bên.

Tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 nghĩa vụ của bên vay được quy định như sau: 

  • Bên vay tiền bắt buộc phải trả đủ tiền khi đến ngày đáo hạn (khi hợp đồng vay tiền có thỏa thuận về thời điểm thời hạn cho vay).
  • Nếu tài sản đi vay là hiện vật thì bên vay phải trả bằng vật với số lượng và chất lượng đúng như thời điểm vay.
  • Trường hợp người vay không trả được bằng vật thì vật sẽ được quy đổi bằng tiền vào thời điểm vay, mượn. Tất nhiên việc này phải có sự đồng ý của bên cho vay.

Vay tiền không trả bị tội gì, xử phạt ra sao?

Việc người vay tiền không trả có bị xử tội hay không còn tùy thuộc vào hành vi của người đó khi đến ngày đáo hạn. Cụ thể người vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu có các hành động dưới đây (Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017).

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người cho vay bằng các hình thức hợp đồng, sau đó dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra bạn cũng bị khép tội nếu không trả lại tài sản đúng hạn dù có đủ năng lực, điều kiện để trả.
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người cho vay bằng các hình thức hợp đồng, sau đó sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp. Các hành động này có thể kể đến như: đánh bạc, chơi lô đề, cá cược bóng đá,…, dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Sau khi bị định tội này thì người vay tiền không trả có thể bị phán mức tù cao nhất là 20 năm. Bên cạnh đó, người đi vay còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Phạt bổ sung ở đây là phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 đến 05. Ngoài ra người đi vay không trả có thể đối diện với mức án bị  tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vay tiền không trả bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự?

Tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì số tiền sẽ là một trong những thành tố quan trọng quyết định mức xử phạt. Cụ thể thì số tiền này được quy định như sau: 

  • Bạn sẽ bị khép tội nếu số tiền chiếm đoạt của người khác số tiền dao động trong khoảng 4 đến 50 triệu đồng.
  • Bạn sẽ bị khép tội nếu số tiền chiếm đoạt của người khác số tiền dưới 4 triệu nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này.

Tổng kết

Vay tiền không trả bị tội gì còn tùy thuộc vào cách ứng xử của bạn khi đến ngày đáo hạn. Lúc này, bạn nên khất nợ người cho vay, xin họ cho mình thêm thời gian thu xếp. Các hành vi trốn nợ, cố tình không trả tiền hoàn toàn có thể bị truy tố và xử lý trước pháp luật.

Leave a Comment